Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân ĐÀO TẠO KỸ SƯ, CỬ NHÂN CHUẨN NHẬT BẢN
Mã trường

Sinh viên Nhật học và chơi như thế nào

10-12-2016 15:54:00

Khi còn ở Việt Nam, tôi vẫn luôn nghĩ tất cả các sinh viên Nhật là những người rất nghiêm túc, 

là những con mọt sách và không hứng thú đến các hoạt động ngoại khoá. Thế nhưng sau 3 

năm học đại học ở đây, những gì tôi chứng kiến lại không giống như những gì tôi đã tưởng 

tượng. 

I.​ ​Học​ ​để​ ​qua​ ​môn,​ ​không​ ​cần​ ​điểm​ ​cao

Có lẽ phải đến 80% số bạn bè người Nhật của tôi không quan tâm lắm đến điểm số ở trường đại học. 

Trường tôi, đại học Kyoto, cũng giống như nhiều trường khác ở Nhật có 4 mức điểm: Ưu (giỏi), Lương 

(khá), Khả (qua môn), và Bất Khả (trượt). Cũng giống như ở Việt Nam, nhiều sinh viên Nhật chỉ tập 

trung ôn luyện vào sát kỳ thi cuối kỳ và chỉ cần cố để đạt mức Khả. Thư viện trường luôn vắng vẻ quanh 

năm và chỉ đông kín người vào tháng 7 và tháng 1, mùa thi học kỳ ở Nhật. Xin việc ở Nhật không cần 

trình bảng điểm nên sinh viên Nhật không quá quan trọng việc cày cuốc đê lấy điểm cao mà chỉ cần 

đảm bảo lấy đủ tín chỉ để tốt nghiệp. Ngược lại, phần thiểu số có mong muốn học sâu hơn để nghiên 

cứu thì lại học hành rất nghiêm túc. họ chủ động trong việc tìm kiếm kiến thức và sở hữu nền kiến thức 

rất chắc chắn. Nhưng thực sự đối với họ điểm số cũng không phải là vấn đề, họ học để có được kiến 

thức thật sự. Cách đánh giá của giảng viên cũng rất rõ ràng: rất dễ dàng cho việc qua môn để lấy được 

tín chỉ, đôi khi chỉ cần đi học đủ hoặc đảm bảo yêu cầu tối thiểu của môn học; nhưng lại khó để đạt 

điểm cao khi cần cả những tư duy sáng tạo trong việc làm bài. Chính vì sự rõ ràng đó mà chuyện gian 

lận thi cử ở Nhật là rất hiếm. Sinh viên Nhật cũng thường ôn tủ theo đề bài các năm trước, gọi là 

Kakomon (Kako: quá khứ, Mon: chữ vấn trong vấn đáp nghĩa là câu hỏi) được truyền tay các khoá 

trước​ ​hoặc​ ​lưu​ ​trữ​ ​trên​ ​mạng​ ​internet. 

II.​ ​Trường​ ​đại​ ​học​ ​là​ ​trạm​ ​nghỉ​ ​trước​ ​khi​ ​đi​ ​làm

Trong một môn học về giáo dục đại học ở Nhật tôi lấy ở trường, có một thông tin rất thú vị là học sinh 

Nhật học rất nặng ở cấp 3 để tranh chỗ vào các trường đại học lớn rồi sau đó coi việc học đại học là 

điểm dừng chân để nghỉ ngơi trước một cuộc tranh đấu lớn hơn: đó là đi làm. Sinh viên Nhật coi 

trường đại học là chỗ nghỉ ngơi và làm những việc yêu thích, tận hưởng cuộc sống độc lập trước khi 

họ phải trở thành shakaijin (những người đi làm nói chung) và đối mắt với những áp lực về sự nghiệp và 

gia đình khủng khiếp trong xã hội Nhật Bản. Các mối quan hệ xã hội tạo dựng được trong trường đại 

học​ ​cũng​ ​chiếm​ ​vai​ ​trò​ ​rất​ ​quan​ ​trọng​ ​đối​ ​với​ ​sinh​ ​viên​ ​Nhật​ ​trong​ ​cuộc​ ​sống​ ​về​ ​sau. 

III.​ ​Văn​ ​hoá​ ​câu​ ​lạc​ ​bộ

Người Nhật vốn rất khép kín trong lớp học và chỉ thực sự cởi mở khi tham gia vào hoạt động của các 

câu lạc bộ trong trường học. Có tới hàng trăm câu lạc bộ thuộc đủ thế loại trong một trường đại học 

nhưng nhiều nhất là các câu lạc bộ về thể thao và âm nhạc. Các câu lạc bộ được tổ chức rất quy củ và 

có nhiều hoạt động thú vị. Nhiều sinh viện Nhật coi việc tham gia hoạt động câu lạc bộ còn quan trọng 

hơn việc học trên lớp. Tôi có một cậu bạn cùng lớp thậm chí còn bỏ học hẳn một kỳ để tham gia được 

hết các hoạt động của câu lạc bộ đua xe đạp, cũng có một cậu hậu bối khóa dưới trong câu lạc bộ còn 

quyết​ ​định​ ​lưu​ ​ban​ ​để​ ​được​ ​chơi​ ​trong​ ​câu​ ​lạc​ ​bộ​ ​thêm​ ​được​ ​một​ ​năm. 

Ở trong các câu lạc bộ, quan hệ tiền bối – hậu bối rất quan trọng. Những quy tắc ứng xử trên dưới 

chặt chẽ trong xã hội Nhật cũng được thể hiện rất rõ trong các hoạt động câu lạc bộ. Những sinh viên 

tham gia câu lạc bộ trong cùng một năm thường chơi thành nhóm và phải nói chuyện lễ phép với các 

tiền bối. Các sinh viên năm nhất thường phải làm những công việc dọn dẹp sau mỗi lần hoạt động hoặc 

tổ chức biểu diễn. Các sinh viên năm hai và năm ba thường giữ các vai trò quan trọng trong việc điều 

hành các hoạt động chính của câu lạc bộ. Những sinh viên các khóa trên sẽ phải bỏ nhiều tiền hơn 

trong các cuộc nomikai (liên hoan câu lạc bộ, chủ yếu là uống), đặc biệt là trong các dịp chào đón 

thành​ ​viên​ ​mới​ ​vào​ ​câu​ ​lạc​ ​bộ. 

Việc có được thành tích tốt trong các hoạt động câu lạc bộ cũng giúp sinh viên Nhật có nhiều cơ hội 

kiếm được việc làm tốt. Cậu bàn cùng lớp của tôi là ngôi sao trong câu lạc bộ bóng bầu dục của nhà 

trường thường được ưu tiên không phải tham dự nhiều kỳ thi trong trường học và được nhận công 

việc tốt trước khi tốt nghiệp vì nhiều công ty tuyển những nhân viên như cậu vào để gây dựng phong 

trào thể thao trong nhân viên. Những sinh viên khỏe mạnh và năng động và có tài năng ở một lĩnh vực 

nào​ ​đó​ ​luôn​ ​là​ ​lựa​ ​chọn​ ​tốt​ ​cho​ ​các​ ​nhà​ ​tuyển​ ​dụng.