Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân ĐÀO TẠO KỸ SƯ, CỬ NHÂN CHUẨN NHẬT BẢN
Mã trường

Phòng Đào tạo

05-04-2017 14:53:00
  • Chức năng

 Phòng Đào tạo có chức năng tham mưu giúp Ban giám hiệu về:

- Công tác đào tạo đại học, sau đại học bao gồm: Tổ chức quản lý đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo và xây dựng chương trình mở mã ngành mới; xét, công nhận tốt nghiệp cho người học.

- Công tác học sinh – sinh viên: Công tác chính trị, tư tưởng, công tác học sinh, sinh viên và học viên trong Trường theo các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, các bộ, ngành liên quan và các quy định của Nhà trường.

- Công tác đảm bảo chất lượng: Chủ trương, kế hoạch, biện pháp đảm bảo chất lượng, hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, công tác khảo thí trong phạm vi toàn Trường nhằm không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

 

  • Nhiệm vụ

 1. Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, mở mã ngành mới

a) Chủ trì xây dựng kế hoạch đào tạo, nội dung, chương trình đào tạo, đề cương chi tiết học phần, biên soạn giáo trình, bài giảng đối với các ngành đào tạo đại học hệ chính quy.

b) Lập kế hoạch thời gian đào tạo theo năm học, khóa học cho toàn Trường, lập thời khoá biểu theo học kỳ cho các ngành đào tạo đại học hệ chính quy.

c) Phối hợp với các Khoa xây dựng đề án mở mã ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn của Nhà trường, là đầu mối trình Bộ Giáo dục và Đào tạo hồ sơ mở mã ngành đào tạo mới.

2. Tổ chức, quản lý hoạt động giảng dạy

a) Kiểm tra hoạt động giảng dạy của giảng viên về nội dung, lịch trình giảng dạy theo kế hoạch đối với từng học phần; công tác chuẩn bị bài giảng của cán bộ; tổ chức dự giờ theo nhóm chuyên môn.

b) Phối hợp với các đơn vị liên quan tính toán, xác nhận giờ chuẩn, giờ vượt chuẩn, giờ thiếu cho giảng viên theo quy định.

c) Chủ trì đề nghị thanh toán các chế độ cho giảng viên thỉnh giảng.

3. Tổ chức, quản lý học tập

a) Chủ trì tập huấn, phổ biến quy chế, kế hoạch, chương trình học tập, thi, kiểm tra, đánh giá cho người học; phối hợp với cố vấn học tập xử lý học vụ thường xuyên.

b) Phối hợp kiểm tra, theo dõi nề nếp học tập, quản lý kết quả học tập của người học.

d) Chủ trì tổ chức xét học tiếp, thôi học, học ngành 2, xét công nhận tốt nghiệp cho sinh viên.

c) Rà soát, kiểm tra chương trình, khung chương trình, tài liệu, giáo trình, ngân hàng đề thi.

4. Phối hợp tổ chức tuyển sinh

a) Phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh các khối, ngành, các hệ đào tạo; phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch quảng bá, tư vấn tuyển sinh; chủ trì xây dựng phương án điểm trúng tuyển.

b) Tổ chức thực hiện công tác thu nhận, xử lý hồ sơ đăng ký dự thi, coi thi, chấm thi, chấm phúc khảo; chủ trì chuẩn bị hồ sơ xét trúng tuyển; kiểm tra, xử lý hồ sơ trúng tuyển của người học.

c) Phối hợp với các đơn vị liên quan để chuẩn bị đầy đủ thủ tục, điều kiện và văn bản ký kết hợp đồng tuyển sinh với các đơn vị có đào tạo liên thông, theo nhu cầu xã hội.

5. Quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định.

6. Công tác chính trị - Học sinh, sinh viên

a) Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động, các ngày lễ, hội và các sự kiện của Nhà trường; chủ trì tổ chức lễ Khai giảng, Bế giảng, trao bằng tốt nghiệp cho người học.

b) Phối hợp với Chi bộ tổ chức tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước cho cán bộ và người học; xây dựng chương trình, kế hoạch về công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức sinh hoạt chính trị, nói chuyện thời sự cho cán bộ và người học; là đầu mối tổ chức "Tuần sinh hoạt công dân - học sinh, sinh viên".

c) Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình tư tưởng của người học.

d) Chủ trì công tác hướng dẫn và tiếp nhận người học; biên chế lớp đầu khoá, cử ban cán sự lớp cho năm học thứ nhất; kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ trúng tuyển, làm thủ tục gửi giấy báo trúng tuyển.

e) Chủ trì, phối hợp cấp thẻ sinh viên.

f) Xác nhận hồ sơ, lý lịch và các loại giấy tờ liên quan đến người học theo ủy quyền của Hiệu trưởng .

g) Công tác quản lý các hoạt động học tập, rèn luyện

- Phối hợp quản lý, điều hành, theo dõi người học của các Khoa; chủ trì công tác đánh giá người học.

- Tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật người học theo đúng quy chế; phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế đào tạo và quy chế công tác Học sinh, sinh viên.

- Định kỳ gửi thông báo kết quả học tập, rèn luyện về cho gia đình sinh viên.

h) Công tác thực hiện các chế độ chính sách

- Chủ trì việc xây dựng và thực hiện chế độ học phí, thu học phí, miễn, giảm học phí, học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp, hỗ trợ chi phí học tập, tín dụng đào tạo; chủ trì phân bổ học bổng tài trợ.Hỗ trợ các đối tượng người học: con mồ côi, tàn tật, diện chính sách và người học có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

i) Công tác quản lý hồ sơ: Kiểm tra, thu nhận và quản lý hồ sơ thí sinh trúng tuyển, hồ sơ nhập học; nhập dữ liệu hồ sơ người học vào file mềm quản lý.

j) Công tác an ninh trật tự, phòng chống các tệ nạn xã hội và quản lý người học tạm trú.

7. Công tác đảm bảo chất lượng

a) Công tác đảm bảo chất lượng:

- Chủ trì thực hiện công tác tự đánh giá cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo của Trường; đồng thời là đầu mối tổ chức các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo chuẩn quốc gia.

- Đề xuất kế hoạch cải tiến chất lượng sau tự đánh giá, đánh giá ngoài; hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng ở các đơn vị trong Trường.

-Chủ trì việc tổ chức biên soạn và cập nhật chuẩn đầu ra các ngành đào tạo đại học và các chuyên ngành đào tạo sau đại học.

b) Công tác khảo thí

- Tổ chức xây dựng và định kì cập nhật ngân hàng đề thi học phần; quản lí và tổ chức đề thi học phần cho các hệ đào tạo đại học và sau đại học.

- Chủ trì tổ chức thi kết thúc học phần cho các hệ đào tạo đại học và sau đại học.

LIÊN HỆ:

Điện thoại: (+84) 0238-3956616 - Email: pdaotao@vxut.edu.vn