Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân ĐÀO TẠO KỸ SƯ, CỬ NHÂN CHUẨN NHẬT BẢN
Mã trường

Giáo dục Nhật Bản: Có được dạy thêm và học thêm?

11-12-2016 17:12:00

Giáo dục Nhật Bản có những nét khác biệt so với Việt Nam. Nếu ở Việt Nam thực hiện theo mô hình 

 

5-4-3-4 (nghĩa là 5 năm tiểu học, 4 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học và 4 năm đại học) thì ở Nhật 

 

Bản là 6-3-3-4. Học sinh tiểu học bắt đầu đi học từ lúc 7 tuổi thay vì 6 tuổi như Việt Nam và năm học 

 

mới​ ​bắt​ ​đầu​ ​từ​ ​tháng​ ​tư​ ​hàng​ ​năm​ ​(học​ ​sinh​ ​sẽ​ ​được​ ​nghỉ​ ​Hè,​ ​nghỉ​ ​Đông​ ​và​ ​nghỉ​ ​Xuân). 

 

Nhật Bản là nước luôn có những chính sách nhằm cải cách nền giáo dục một cách toàn diện. Mỗi thời 

 

kỳ​ ​đều​ ​gắn​ ​giáo​ ​dục​ ​với​ ​trách​ ​nhiệm​ ​của​ ​đất​ ​nước. 

 

Tại sao lại như vậy? Tiến sĩ Trần Thanh Liên (Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản) cho rằng, bởi lẽ như 

 

vậy bởi vị Thiên hoàng cho rằng, việc làm đầu tiên để cuộc cải cách đạt được hiệu quả là phải giáo dục 

 

cho nhân dân, họ sẽ thức thời mà giúp vua giúp nước trong công cuộc đưa Nhật Bản trở thành một đất 

 

nước giàu mạnh. Năm 1872, học chế được Bộ Giáo dục ban bố, bắt đầu một giai đoạn phát triển mới 

 

trong lịch sử nền giáo dục Nhật. Triều đình cũng cho du học sinh sang các nước phương Tây (phần lớn 

 

là Anh, Đức, Mỹ), học về hệ thống chính trị, quân sự và kinh tế ở những nước này. Sau khi về cố quốc, 

 

những học sinh giỏi nhất trong số đó sẽ tham gia vào việc giúp vua dựng nước. Những điều mới lạ mà 

 

các du học sinh được từ nước ngoài sẽ được Thiên hoàng và các cố vấn phân tích, chọn lọc, áp dụng 

 

trong​ ​nhiều​ ​lĩnh​ ​vực.​ ​Năm​ ​1889,​ ​triều​ ​đình​ ​Minh​ ​Trị​ ​ban​ ​bố​ ​sắc​ ​lệnh​ ​giáo​ ​dục. 

 

Theo sắc lệnh giáo dục, nền giáo dục mới nhằm đem lại những giá trị tinh thần tiến bộ. Bên cạnh đó, 

 

cũng trong sắc lệnh này, triều đình khuyến khích nhân dân không được quên nền tảng Nho giáo xưa, 

 

tuyên dương tinh thần thượng võ cổ truyền vốn có của người Nhật, nhưng cũng học hỏi văn hoá các 

 

nước phương Tây. Dưới thời Minh Trị, có lẽ không có một tầng lớp nhân dân nào, thậm chí phụ nữ, 

 

không được học hành. Không những giáo dục lý luận, triều đình còn chú trọng tới giáo dục kỹ thuật 

 

thực​ ​nghiệm,​ ​giáo​ ​dục​ ​về​ ​cả​ ​dân​ ​sự​ ​lẫn​ ​quân​ ​sự. 

 

Nhờ có những chính sách đúng đắn của Thiên hoàng Minh Trị, Nhật Bản trở thành một xã hội có nến 

 

giáo dục tốt, với ý muốn đầy tham vọng: "học tập phương Tây, đuổi kịp phương Tây, vượt phương 

 

Tây". Dưới triều vua Minh Trị, người ta thực hiện việc giáo dục trên khắp Nhật Bản, ở mọi nơi có 

 

những trường mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học, hay những cơ sở phục vụ việc giáo dục được 

 

khai trương. Thiếu nhi - chủ yếu là những đứa bé từ 6 đến 14 tuổi - đều bị bắt buộc phải học tập. Đối 

 

với​ ​cấp​ ​học​ ​của​ ​họ,​ ​triều​ ​đình​ ​không​ ​ngần​ ​ngại​ ​chịu​ ​trách​ ​nhiệm​ ​chi​ ​trả​ ​các​ ​khoản​ ​chi​ ​phí. 

 

Quan​ ​tâm​ ​tới​ ​giáo​ ​dục​ ​thể​ ​chất,​ ​nhân​ ​cách​ ​sống 

 

Song song với việc đào tạo tri thức và đạo đức. Nhật Bản đặc biệt quan tâm tới giáo dục thể chất để 

 

thế​ ​hệ​ ​mầm​ ​non​ ​tương​ ​lai​ ​có​ ​thể​ ​phát​ ​triển​ ​toàn​ ​diện. 

 

Ngay từ bậc tiểu học thì học sinh Nhật Bản đã được giáo dục thể chất một cách rất kỹ lưỡng. Sau giờ 

 

học, các em dù là học sinh lớp 1, thường được phân công thành từng nhóm để trực nhật. Các em sẽ 

 

tự lau bàn, lau sàn lớp học, tham gia vệ sinh toàn trường vào ngày qui định. Hàng ngày đều có một tiết 

 

 

thể dục. Dù trời nắng hay tuyết rơi (trừ những ngày mưa bão, tuyết rơi nhiều), các em đều phải mặc 

 

bộ​ ​thể​ ​thao​ ​ra​ ​sân​ ​tập. 

 

Điều này giúp các em học sinh rèn luyện thân thể, hướng tới nâng cao thể chất, tính tự lập ngay từ 

 

nhỏ,​ ​hay​ ​nói​ ​cách​ ​khác​ ​ngay​ ​từ​ ​khi​ ​có​ ​ý​ ​niệm​ ​về​ ​cuộc​ ​sống. 

 

Trẻ nhỏ Nhật Bản được khuyến khích vận động trong giờ vui chơi chứ không ngồi tại lớp học. Những 

 

giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học kéo dài 10 phút tuy nhiên cũng có nhiều trường cho nghỉ đến 20 

 

phút. 

 

Những ngày giá lạnh, các em học sinh vẫn được tham gia nhiều hoạt động để rèn luyện thân thể, tăng 

 

cường sức đề kháng với môi trường. Các thầy cô giáo thể dục ở Nhật luôn tổ chức nhiều hoạt động, 

 

trò​ ​chơi​ ​vận​ ​động​ ​và​ ​theo​ ​sát​ ​các​ ​học​ ​sinh. 

 

Phương pháp giáo dục đan xen trong lớp và ngoài thực tế giúp trẻ không có cảm giác nhàm chán trong 

 

giờ​ ​học​ ​đồng​ ​thời​ ​giúp​ ​trẻ​ ​năng​ ​động​ ​và​ ​ham​ ​học​ ​hỏi​ ​hơn. 

 

Kết quả là học sinh Nhật rất thích tham gia các hoạt động ngoại khóa. Đây thực sự là chính sách giáo 

 

dục rất tốt, giúp trẻ em được rèn luyện sức khỏe ngay từ khi còn bé để sau này có sức khỏe làm việc, 

 

cống​ ​hiến​ ​cho​ ​đất​ ​nước.