Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân ĐÀO TẠO KỸ SƯ, CỬ NHÂN CHUẨN NHẬT BẢN
Mã trường

Chương trình khung trình độ Cao đẳng ngành Công nghệ sinh học

25-04-2014 00:00:00

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG

NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

 

Tên chương trình:                     Công nghệ sinh học

Trình độ đào tạo:                      Cao đẳng

Ngành đào tạo:                          Công nghệ sinh học

Loại hình đào tạo:                    Chính quy

                            Mã ngành đào tạo:                     420201

(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/QĐ - ĐHCNVX ngày 10 tháng 8 năm 2013của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân)

  1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức:

- Các nguyên lý và qui trình sinh học cơ bản;

- Lý thuyết cơ sở về sinh học thực nghiệm để ứng dụng vào các vấn đề công nghệ sinh học;

- Nội dung cơ bản và các phương pháp mới trong công nghệ sinh học.

Chương trình đào tạo nhằm trang bị cho sinh viên các kỹ năng:

- Biết cách triển khai và thực hành tốt các nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học;

- Tổng quan các vấn đề nghiên cứu, phân tích và xử lý các kết quả thí nghiệm để ứng dụng trong thực tế sản xuất và chuyển giao công nghệ sinh học;

- Có khả năng thực thi ít nhất một kỹ thuật cụ thể trong công nghệ sinh học.

Sau khi học xong chương trình cử nhân cao đẳng công nghệ sinh học, người học có thể đảm nhận các chức năng nhiệm vụ sau đây:

- Giảng dạy Sinh học (một số môn sinh học thực nghiệm) và công nghệ sinh học ở các trường cao đẳng, các trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ, các trường trung học phổ thông hoặc chuyên nghiệp, kỹ thuật viên trung cấp về sinh học và công nghệ sinh học, môi trường ở các trường cao đẳng, các trường trung học dạy nghề và các viện nghiên cứu;

- Nghiên cứu trong một số lĩnh vực của sinh học thực nghiệm và công nghệ sinh học ở các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học và môi trường.

- Chuyên viên công nghệ sinh học trong các cơ quan quản lý, chỉ đạo sản xuất, trực tiếp sản xuất và dịch vụ các vấn đề tư vấn sản xuất, kiểm tra sản phẩm đề xuất mô hình, thiết kế, thi công, cải tiến công nghệ trong các lĩnh môi trường, cơ sở sản xuất, y tế, …

- Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến công nghệ sinh học của các ngành hoặc các địa phương, (bộ, sở, phòng, ban) và kiểm soát, thanh tra, tư vấn trong các ngành nông lâm, môi trường thực phẩm, y tế, khoa học hình sự;

- Chuyên viên về Công nghệ sinh học trong các trung tâm nghiên cứu ở các tỉnh, thành phố, quận, huyện..vv.

2. Thời gian đào tạo:                3 năm

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa học

- Tổng số khối lượng kiến thức toàn khoá học: 94 tín chỉ (không kể các học phần Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và ngoại khóa). Trong đó:

- Kiến thức giáo dục đại cương:                                   41  tín chỉ

- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:                            46 tín chỉ

- Thực tập khóa luận tốt nghiệp hoặc tương đương:      7 tín chỉ

4. Đối tượng tuyển sinh:  Học sinh đã tốt nghiệp THPT, THBT và tương đương

5. Thang điểm

    Theo quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ (ban hành kèm theo quyết định số 43/ 2007/ QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của bộ trưởng bộ GD-ĐT.

6. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Thực hiện theo học chế tín chỉ. Chương trình đào tạo thực hiện trong 3 năm gồm 6 học kỳ trong đó có 5 học kỳ tích lũy kiến thức tại trường. Học kỳ 6 chủ yếu là thực tập cuối khóa, viết luận văn tốt nghiệp. Kết thúc khóa học sinh viên được công nhận tốt nghiệp khi hội đủ các tiêu chuẩn theo quy chế 43/2007/QĐ - BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo và quy đinh của trường về đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

7. Nội dung chương trình.

Theo File đính kèm: uploads/CT Khung CD CNSH -Khoa 4.doc

Ghi chú:

- Chương trình khung này áp dụng cho khóa 4, khóa 5 và các khóa học tiếp theo. Trong quá trình triển khai Nhà trường có thể điều chỉnh nội dung chương trình cho phù hợp với yêu cầu thực tế đào tạo.

- Tổng 94 tín chỉ là không gồm 11 tín chỉ giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và 10 tín chỉ ngoại khóa.

- Các môn học bắt buộc có dấu (*) là môn học bắt buộc theo yêu cầu của Bộ giáo  dục và Đào tạo.

- Các môn ngoại khóa là các môn học Nhà trường tổ chức đào tạo nhằm bổ sung kiến thức cho sinh viên nhưng không thu học phí, tất cả sinh viên đều phải tham gia. Kết quả học tập các môn này chỉ sử dụng để đánh giá ý thức của sinh viên mà không đưa vào bảng điểm toàn khóa.

- Nếu sinh viên nào không đủ điều kiện làm Khóa luận tốt nghiệp sẽ phải học 2 môn thay thế như sau:

1. Kinh tế chất thải 3TC).

2. Chỉ thị sinh học và môi trường ( 2TC ).